Sâu biển Vũng Tàu là gì? Có gây ngứa hay không và cách phòng tránh - Ảnh đại diện

Sâu biển Vũng Tàu là gì? Có gây ngứa hay không và cách phòng tránh

11/12/2021

Chỉ trong những năm gần đây, các video về một sinh vật trôi vào các vùng biển nước ta được chia sẻ liên tục qua các mạng xã hội. Dấy lên sự lo ngại cho những khách du lịch.

Theo các thông tin ghi nhận có thể thấy loài vật kỳ lạ trông giống sâu này sống dưới biển và thường lẩn trốn trong cát. Và hiện nay tại Vũng Tàu cũng đang xuất hiện những loại sâu biển này. Vậy ảnh hưởng từ sự xuất hiện của sâu biển Vũng Tàu sẽ mang những tác động gì đến cho ngành du lịch?

Để giải đáp thắc mắc này xin mời các bạn hãy cùng Ticovungtau chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết nhất qua bài viết sau đây nhé.

Sâu biển là gì?

Sinh vật này có rất nhiều tên gọi như sâu biển, chuột biển hoặc rết biển. Chúng có lớp ngoài khá đáng sợ với lưng đen, bụng trắng, phủ đầy gai lông. Kèm theo cách di chuyển nửa giống sâu, nửa giống đỉa. Dù có một thân hình khá khiêm tốn chỉ từ 10 đến 15cm. Nhưng loài sâu này có miệng rất to, kèm khả năng nuốt thức ăn lớn hơn cả khối lượng cơ thể. Nhưng vẫn tồn tại những con vật có sự đột biến khi được các nhà khoa học ghi nhận với độ dài lên tới 30cm.

Hình ảnh về con sâu biển Vũng Tàu.

Ngoài ra chúng còn được biết tới qua những sợi lông trên mình của loài sâu biển Vũng Tàu cực kỳ có hại khi chứa độc. Và cơ chế gây độc của chúng giống như loài sâu róm trên cạn. Thành phần độc tố trong sâu biển có tính chất gây dị ứng. Khi chạm phải, chúng sẽ gây mẩn ngứa gây ra tình trạng khó chịu cho người cầm nắm hay chạm phải nó cần phải dè chừng trên các bãi biển cho cả du khách đặc biệt là trẻ em.

1. Biện pháp phòng tránh

Để phòng chống nguy cơ chạm phải sâu biển Vũng Tàu. Chuyên gia khuyên, khi đi tắm biển mọi người cần hết sức thận trọng, quan sát kỹ để tránh chạm vào. Tốt nhất là không chạm vào những vật thể lạ khi đi biển để tránh rủi ro. Nâng cao tinh thần cảnh giác cho mọi người, nhất là trẻ nhỏ có tính tò mò, hiếu động.

Nếu chẳng may chạm vào giun biển cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước biển. Sau đó sử dụng một số loại thuốc bôi da theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu lo lắng giun biển tấn công, trước khi đi biển. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ da liễu để mua một số loại thuốc phòng chống côn trùng biển gây tổn thương da, sẵn sàng ứng cứu kịp thời.

2. Làm gì khi bị dính độc?

Với những triệu chứng đã được liệt kê như trên thì bạn phải ngay lập tức đi rửa vùng da bị thương. Sử dụng nước muối hoặc nước sạch để tẩy trùng lớp độc của chúng. Tuyệt đối không gãi vì có nguy cơ lan rộng vùng nhiễm độc và khiến chúng thấm sâu vào da. Ngoài ra bạn có thể sử dụng tỏi tươi đập nhuyễn đắp lên vết thương sẽ bớt đi cảm giác đau, ngứa.

Làm gì khi chạm phải sâu biển Vũng Tàu?

Nếu có các loại lá như rau cần, cỏ nồm, cây khoai nước kèm theo chút tỏi và muối trắng kèm phèn chua kết hợp chữa trị. Đem tất cả có trong hỗn hợp giã thật nát, nhuyễn sau đó chia thành nhiều lần mà đắp lên vết thương. Khi bắt đầu thấy nóng, rát thì thay lượt thuốc mới. Cách trị này có thể hút bớt độc tối, giảm sưng và hết nhức tạm thời.

Nếu như đã thực hiện các bước trên thì tốt nhất là chịu khó đến các bệnh viện khám gặp bác sĩ chuyên môn da liễu để được điều trị và bôi thuốc đúng chỉ định. Đây cũng xem như là một hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh cần chú ý khi cho con trẻ đi du lịch mà không trông coi kĩ càng bởi tính cách nghịch ngợm của chúng sẽ dễ cầm nắm nhầm sâu biển Vũng Tàu.

Xem thêm: Bảng lịch thủy triều Vũng Tàu theo mức nước khung giờ trong ngày

Tại sao có sự xuất hiện của sâu biển Vũng Tàu

Dù không biết chính xác về sự di chuyển đột xuất về loại sinh vật này tại các vùng biển nước ta nhưng lãnh đạo hàng đầu ngành du lịch đã đưa ra những khuyến cáo cho người dân kịp thời. Không nên thả các loại ngao nhỏ hoặc các loại lớn (các loại 1kg có khoảng 500 đến 800 con). Vì chỉ như vậy sẽ hạn chế được việc cung cấp nguồn thức ăn miễn phí cho chúng.

Có thể giăng lưới để săn bắt, quây đăng và thu hút chúng bằng ánh sáng trong đêm. Lấy ví dụ như dùng đèn để lôi kéo chúng nổi từ sâu trong cát nổi lên mặt đất. Dùng vợt bắt thủ công cũng là một ý kiến hay khi có thể giảm được một khá số lượng.

Hình ảnh đáng sợ của sâu biển Vũng Tàu.

Ngoài ra, không dùng các loại hóa chất, thuốc mà chưa được cấp phép hoặc khuyến cáo từ các ban ngành. Vậy sẽ rất dễ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sinh vật khác và đặc biệt là ngành du lịch tại đây.

Đây đây là một trong số kẻ thù của nhiều người dân tại đây vì họ phải bỏ việc nuôi ngao do không khống chế được số lượng sâu biển Vũng Tàu đang phát triển. Điều này gây nên sự mất thu nhập lao động chính dẫn đến tình trạng khó khăn cho các dân cư. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì đến tháng 7 hằng năm chúng sẽ tự biến mất. Lúc này môi trường sẽ ổn định lại và người dân có thể nuôi trồng thuỷ sản lại.

Xem thêm: Review Bãi Sau Vũng Tàu – Danh sách địa điểm du lịch không thể bỏ qua

Video về con sâu biển Vũng Tàu

Tổng kết

Sâu biển Vũng Tàu một loài sinh vật dù không gây quá nhiều tác hại. Nhưng chúng vẫn tiềm ẩn những khả năng suy giảm đáng kể hành khách du lịch mỗi năm tại vùng biển này do sự lo ngại khi động phải chúng. Vì vậy các biện pháp phòng tránh từ các cơ quan chức năng tại thời điểm này sẽ giải quyết được vấn đề lo ngại cho các dân cư cũng như các du khách tham quan.

5/5 - (1 bình chọn)
0911339933